Categories
Tin Tức

Mỹ đổi mã vùng điện thoại như thế nào?

http://ictnews.vn/

 

Tại Mỹ, nhu cầu của mã vùng mới do một vài tác nhân: trước tiên và quan trọng nhất, họ đang dần hết các số điện thoại do nhu cầu thông tin liên lạc bùng nổ. Không chỉ tăng trưởng trong số điện thoại gia đình và doanh nghiệp, ngành còn chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của điện thoại không dây, máy fax, modem và các thiết bị viễn thông khác.

Cạnh tranh căng thẳng trong ngành viễn thông cũng đóng vai trò trong việc làm cạn kiệt kho số có sẵn. Khi các công ty mới gia nhập thị trường, họ lại yêu cầu và được cấp đầu số riêng, mỗi đàu số lại chỉ giới hạn trong 10.000 số điện thoại.

NeuStar là công ty phụ trách Kế hoạch đánh số Bắc Mỹ (NANP), bao gồm Mỹ, Canada, Bermuda và 15 đảo Caribe. Trước đây, trách nhiệm thuộc về Bellcore cho đến ngày 19/1/1998 khi nó được chuyển giao cho Lockheed Martin IMS. Ủy ban Truyền thông Liên bang (FTC) đã phê duyệt chuyển bộ phận dịch vụ ngành viễn thông của Lockheed Martin cho NeuStar vào ngày 17/11/1999.

Khi dự báo cho thấy một khu vực mã vùng cụ thể chuẩn bị hết kho số, NeuStar sẽ triệu tập một đội ngũ toàn ngành công nghiệp để xác định giải pháp phù hợp. Nhóm bao gồm đại diện từ các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông trong khu vực ảnh hưởng, hoạt động theo hướng dẫn mã vùng do Hội đồng đánh số ngành đưa ra. Một khi đạt được đồng thuận về kế hoạch bổ sung, nó được đệ trình lên cơ quan quản lý nhà nước để phê duyệt.

Không như kế hoạch đánh số cũ, giới hạn chữ số thứ hai trong mã vùng chỉ là “1” hoặc “0” (chẳng hạn, “703” hoặc “414”), kế hoạch đánh số mới giải phóng mọi thứ. Theo kế hoạch cũ, có 144 mã vùng, mã vùng cuối cùng theo cơ chế cũ là 610, có hiệu lực tại phía đông Pennsylvania năm 1994. Mã vùng thế hệ mới đầu tiên có hiệu lực tại Alabama vào tháng 1/1995, khi mã vùng 205 được chia ra để tạo mã vùng 334. Như một hệ quả, các doanh nghiệp sử dụng thiết bị chuyển đổi Private Branch Exchange cần phải nâng cấp phần mềm để thực hiện các cuôc gọi đến mã vùng mới không chứa chữ số “0” hoặc “1” ở giữa. Đây là điều cần thiết để doanh nghiệp tiếp tục gọi được các số trong bang cũng như trong các khu vực khác áp dụng mã vùng mới.

Sau khi kế hoạch “giải cứu” kho số chính thức được thông báo, các hãng viễn thông trong khu vực bắt đầu thông tin đến khách hàng. Về cơ bản, luôn có thời kỳ “quá độ”, tức là mọi người có thể gọi đến cả mã vùng cũ hoặc mới. Nó cho phép người dùng cá nhân và doanh nghiệp lập trình lại các số điện thoại và làm quen với mã vùng mới. Cước gọi đến mã vùng mới không có biến động gì so với trước đó.

"); } else { adorg_key = "3ff45804a9127c6efc9bd1908ad07f68"; adorg_time = new Date().getTime(); adorg_channel = "http://ictnews.vn/"; adorg_code_format = "ads-sync.js"; adorg_click = "http://ictnews.vn/"; adorg_custom_params = {}; document.write(""); }

Sự khác biệt giữa “phân chia địa lý” và “kế hoạch đánh số đè”

Geographic Split (phân chia địa lý) là phương pháp mà trong đó, mã vùng mới được tạo ra bằng cách chỉ định ranh giới địa lý mới. Trong phần lớn trường hợp, nó đồng nghĩa với lấy một mã vùng sẵn có rồi chia lãnh thổ làm hai khu vực mới. Như vậy, cư dân và doanh nghiệp sống ở đâu sẽ thay đổi mã vùng theo mã vùng mới.

Overlay (số đè) là phương pháp mà các số điện thoại với mã vùng mới được chỉ định cho khách hàng yêu cầu. Chẳng hạn, chủ một ngôi nhà mới có thể sở hữu mã vùng khác hoàn toàn so với hàng xóm. Như vậy, số điện thoại cũ không có gì thay đổi, chỉ là từ nay người gọi phải bấm 10 hoặc 11chữ số.

Phụ thuộc vào kỹ thuật dùng cho mở rộng mã vùng, tác động đến người dùng cũng khác nhau. Tại các khu vực phương pháp số đè được triển khai, họ tránh được nhu cầu phải chuyển đổi số điện thoại nên trên giấy tờ như hồ sơ kinh doanh, tiêu đề thư, danh thiếp, quảng cáo… có thể giữ lại số cũ. Ảnh hưởng duy nhất là họ phải nhớ và bấm 10 hay 11 số so với chỉ 7 số như trước đây.

Với phương pháp phân chia địa lý còn lại, yêu cầu phải cập nhật lại hồ sơ, chỉ mục sang số mới. Nó cũng vấp phải một vài vấn đề kỹ thuật lớn, đặc biệt khi chia khu vực theo biên giới chứ không phải theo phân chia mạng điện thoại.

Với công nghệ hiện đại ngày nay, tại sao không đơn giản chỉ là thêm chữ số vào mã vùng hiện tại? Câu trả lời là nó không phải về vấn đề toán học. Cách duy nhất để tạo ra số điện thoại mới là tạo ra mã vùng mới để cho bạn truy cập hơn 700 đầu số nữa. Mỗi đầu số chỉ chịu được tối đa 10.000 số. Do đó, mỗi mã vùng mới sẽ tạo ra 7 đến 8 triệu số điện thoại mới.

Hiện tại, có tổng cộng 681 mã vùng tại Mỹ, trong số này 378 mã vùng đang được sử dụng (đến thời điểm ngày 1/2/2015). Ngoài ra, hơn 58 mã vùng đang được dùng tại các nước khác tham gia vào NANP, bao gồm Canada và các nước Caribe. Tình trạng cạn kiệt kho số hoàn toàn có thể nhưng NANP dự báo điều đó không thể xảy ra trước năm 2045.

Du Lam (Tổng hợp)

Tương tác trực tiếp với ICTnews trên Facebook