Categories
Tin Tức

Nhà nước khó can thiệp sâu vào chuyện “ăn chia” giữa nhà mạng và CP

http://ictnews.vn/

Tỷ lệ ăn chia giữa CP và các nhà mạng là câu chuyện “dài kỳ” từ nhiều năm nay.

Tại Hội thảo Quốc tế 4G 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội, một vấn đề được các chuyên gia quan tâm đó là tỷ lệ ăn chia bất cập giữa nhà mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số (Content Provider – CP) hiện vẫn còn đang quá chênh lệch, ở mức chỉ 20-30{0033a0e4cb885bb523a81da2bc808e1941c18e27ff3cf2d9361a20378ce5bf52} cho CP và nhà mạng là 70-80{0033a0e4cb885bb523a81da2bc808e1941c18e27ff3cf2d9361a20378ce5bf52}.

Thậm chí, câu chuyện ăn chia ngày càng có xu hướng không có lợi đối với CP. Vấn đề này đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm nay, được nhiều cơ quan quản lý cấp cao bàn luận tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại. Với thực trạng tỷ lệ thấp như vậy, nhiều CP phải rơi vào tình cảnh khó khăn, thậm chí phải làm ăn chộp giật để tồn tại.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam phân tích: thông thường các doanh nghiệp nội dung số sẽ hiểu các nhà mạng chỉ đóng vai trò thu tiền hộ, trong khi doanh nghiệp nội dung số phải tự làm thị trường, marketing… cho sản phẩm, giải pháp.

"); } else { adorg_key = "3ff45804a9127c6efc9bd1908ad07f68"; adorg_time = new Date().getTime(); adorg_channel = "http://ictnews.vn/"; adorg_code_format = "ads-sync.js"; adorg_click = "http://ictnews.vn/"; adorg_custom_params = {}; document.write(""); }

Tuy nhiên, thực tế ở chiều ngược lại về phía các nhà mạng, thì ngoài việc thu tiền nhà mạng còn có các loại thuế, chi phí…, đặc biệt bản thân nhà mạng cũng chịu những rủi ro nhất định do có doanh nghiệp nội dung số áp dụng biện pháp để có doanh thu mà hệ thống tính cước của nhà mạng không tính được.

Do đó, nhà mạng “ốp” những rủi ro đó ngược trở lại để phân bổ doanh thu từ nội dung số, khiến cho tỷ lệ ăn chia không ổn định đối với từng ứng dụng, doanh nghiệp. Thông thường, CP chỉ thu 20-30{0033a0e4cb885bb523a81da2bc808e1941c18e27ff3cf2d9361a20378ce5bf52}, hoặc một dịch vụ mới ra có thể được ưu tiên lên đến 50-60{0033a0e4cb885bb523a81da2bc808e1941c18e27ff3cf2d9361a20378ce5bf52}. Tức là trong câu chuyện này đến nay vẫn không rõ và không ổn định.

Chính vì thế, ngay cả một doanh nghiệp kinh doanh nội dung số bài bản cũng khó có thể tính toán khi không biết được phần mình được chia sẻ bao nhiêu, chưa kể chi phí doanh nghiệp đã phải bỏ ra không ít, thu hồi vốn khó khăn.

Trước ý kiến cho rằng nhà nước cần can thiệp mạnh vào vấn đề này để đảm bảo cho sự phát triển của CP, ông Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng có khó khăn nhất định.

“Lĩnh vực viễn thông có những vấn đề tác động vào được, nhưng có những vấn đề vẫn phải để cho thị trường tự quyết định. Tức là, đó là câu chuyện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, để tự trao đổi, thương lượng. Nhà nước cũng chỉ can thiệp, tác động một phần, vì nếu can thiệp mạnh thì tính thị trường mất đi”, ông Cường nói.

H.P

Tương tác trực tiếp với ICTnews trên Facebook